Thời gian trước những cuộc thám hiểm Cristoforo_Colombo

Các lý thuyết hàng hải

Từ lâu Châu Âu đã có những con đường giao thương an toàn tới Trung QuốcẤn Độ— nơi cung cấp các mặt hàng giá trị như tơ lụagia vị — từ thời Đế chế Mông Cổ nắm quyền bá chủ (Pax Mongolica, hay "Hòa bình Mông Cổ"). Với sự sụp đổ của Constantinopolis vào tay những người Hồi giáo năm 1453, con đường bộ dẫn tới châu Á không còn an toàn nữa. Các thủy thủ Bồ Đào Nha phải đi về phía nam vòng quanh châu Phi để tới châu Á. Colombo có một ý tưởng khác. Tới những năm 1480, ông đã phát triển một kế hoạch đi tới Ấn Độ (Indies) (sau này dùng để chỉ tất cả vùng phía nam và phía đông châu Á) bằng cách đi thẳng về phía tây xuyên qua "Đại Dương" (Đại Tây Dương).

Thỉnh thoảng có ý kiến cho rằng Colombo đã gặp nhiều khó khăn khi vận động tài trợ cho kế hoạch của mình bởi vì những người châu Âu tin rằng Trái Đất là phẳng.[5] Trên thực tế, có ít người ở thời đại ấy tin vào chuyến đi của Colombo (và rõ ràng không có thủy thủ hay nhà hàng hải nào) tin vào điều đó chỉ vì khoảng cách giữa 2 lục địa vào thời đó quá xa để mà tàu bè có thể mang theo đầy đủ thức ăn và nước uống. Đa số mọi người đều đồng ý rằng Trái Đất là một hình cầu. Những lý luận của Colombo dựa trên chu vi của hình cầu đó.

Ở thời Alexandria cổ, Eratosthenes (276-194 TCN) đã tính toán chính xác chu vi Trái Đất,[6] và từ trước đó vào năm 322 TCN Aristotle đã sử dụng các quan sát để suy luận rằng Trái Đất không phẳng. Đa số các học giả đều chấp nhận lý thuyết của Ptolemaeus rằng khối lượng đất của Trái Đất (đối với người châu Âu ở thời gian đó, gồm cả Âu Á và châu Phi) chiếm 180 độ khối cầu Trái Đất, còn 180 độ là nước.

Tuy nhiên, Colombo lại tin vào những tính toán của Marinus xứ Týros rằng đất chiếm 225 độ, nước chỉ chiếm 135 độ. Hơn nữa Colombo tin rằng 1 độ biểu hiện một khoảng cách ngắn hơn trên bề mặt Trái Đất so với khoảng cách mọi người thường tin. Cuối cùng ông đọc các bản đồ, lấy tỷ lệ theo dặm Ý (1.238 mét). Chấp nhận chiều dài một độ là 56⅔ dặm, từ những bản ghi chép của Alfraganus, vì thế ông tính ra chu vi Trái Đất tối đa là 25.255 kilômét, và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản là 3.000 dặm Ý (3.700 km). Colombo không nhận ra rằng Alfraganus đã sử dụng dặm Ả rập còn dài hơn nữa, tới khoảng 1.830 mét. Tuy nhiên, ông không phải là người duy nhất "muốn có" Trái Đất nhỏ. Một hình ảnh có ấn tượng sâu sắc về Trái Đất thực sự trong đầu ông đã được thể hiện trong một quả địa cầu "Erdapfel" do Martin Behaim hoàn thành vào năm 1492 tại Nürnberg, Đức.

Vấn đề Colombo phải đương đầu là các chuyên gia không chấp nhận những ước tính khoảng cách tới Ấn Độ của ông. Chu vi thực của Trái Đất khoảng 40.000 km và khoảng cách từ Đảo Canary tới Nhật Bản là khoảng 19.600 kilô mét. Không con tàu nào ở thế kỷ 15 có thể mang đủ lương thực và nước ngọt để đi từ Đảo Canary tới Nhật Bản. Đa số các thủy thủ và nhà hàng hải châu Âu kết luận một cách chính xác rằng, những thủy thủ từ châu Âu đi về hướng tây để tới châu Á sẽ chết vì đói khát trước khi tới nơi.

Họ đã đúng, nhưng Tây Ban Nha, chỉ vừa mới thống nhất sau cuộc hôn nhân của Ferdinand và Isabella lại muốn liều lĩnh để có lợi thế thương mại với Đông Ấn trước các nước châu Âu khác. Colombo đã hứa hẹn điều đó với họ.

Những tính toán của Colombo về chu vi Trái Đất và khoảng cách từ quần đảo Canary tới Nhật Bản không chính xác. Nhưng hầu như mọi người châu Âu đều sai lầm khi cho rằng khoảng cách đại dương giữa châu Âu và châu Á là không thể vượt qua. Dù Colombo đến khi chết vẫn cho rằng mình đã mở ra một con đường hàng hải trực tiếp tới châu Á, trên thực tế ông đã lập ra một con đường biển giữa châu Âu và châu Mỹ. Chính con đường tới châu Mỹ này, chứ không phải con đường tới Nhật Bản đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Tây Ban Nha để trở thành một đế chế thương mại.

Tìm nguồn tài trợ

Tượng đồng tại Thị sảnh, Columbus, OhioMột bức tượng đồng Colombo ngồi giữa hoa lá tại Quảng trường Belgrave, Luân Đôn.

Colombo lần đầu đệ trình kế hoạch của mình ra trước triều đình Bồ Đào Nha năm 1485. Các chuyên gia của nhà vua cho rằng con đường đó dài hơn ước đoán của Colombo (khoảng cách trên thực tế còn dài hơn nữa), và khước từ yêu cầu của Colombo. Sau đó ông tìm cách tìm kiếm hậu thuẫn từ phía triều đình Ferdinand IIAragonIsabella I tại Castile, những người đã thống nhất đế chế Tây Ban Nha rộng lớn nhất sau khi kết hôn và cùng cai trị với nhau.

Sau bảy năm vận động ở triều đình Tây Ban Nha, nơi ông được trả một khoản lương để không mang kế hoạch của mình đi nơi khác, cuối cùng ông đã thành công năm 1492. Ferdinand và Isabella vừa chinh phục Granada, thành trì cuối cùng của người Hồi giáo trên bán đảo Iberia, và họ đã tiếp kiến Colombo tại Córdoba, trong vương quốc hay lâu đài Alcázar. Isabel nghe theo lời cha xưng tội của mình bác bỏ đề xuất của Colombo, ông ra đi trong thất vọng thì Ferdinand can thiệp. Sau đó Isabel gửi một toán lính tới tìm ông và Ferdinand sau này đã xứng đáng với lời ca ngợi là "nguyên nhân chủ yếu khiến những hòn đảo đó được khám phá". Vua Ferdinand được cho là đã "hết kiên nhẫn" về vấn đề này, nhưng điều này không được chứng minh.

Khoảng một nửa số tiền tài trợ tới từ các nhà đầu tư tư nhân Ý mà Colombo đã có quan hệ từ trước. Vì đã kiệt quệ tài chính sau chiến dịch Granada, triều đình cho phép vị quan coi ngân khố lấy vốn từ nhiều nguồn khác nhau của hoàng gia bên trong các doanh nghiệp. Colombo được phong chức "Đô đốc các Đại dương" và sẽ nhận được một phần trong mọi khoản lợi nhuận. Các điều khoản hợp đồng của ông khá ngớ ngẩn, nhưng chính con trai ông sau này đã viết, triều đình không thực sự mong đợi ông quay trở về.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cristoforo_Colombo //nla.gov.au/anbd.aut-an35784235 http://www.pc.gc.ca/lhn-nhs/nl/meadows/index_e.asp http://www.bcngrafics.com/xpoferens/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/127070 http://www.britannica.com/EBchecked/topic/127070/C... http://www.columbusnavigation.com/ http://www.dightonrock.com/articles-Columbus.htm http://dsc.discovery.com/convergence/columbus/evid... http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://books.google.com/books?vid=OCLC03615973&id=...